kẹt

CHUYỆN NGÀY XƯA

Chắc mọi người ai cũng biết câu “Phong ba bão táp, không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Nói tới đây Nomad nhớ lại cái thời “chân ướt, chân ráo” đi dạy tiếng Việt cho người ngoài. Hồi đó được đào tạo bài bản nên khá tự tin. Một từ để show cho mấy bạn người nước ngoài thấy tiếng Việt “phong ba bão táp” như nào là từ “ma” và chỉ cần thêm dấu vào sẽ mang ý nghĩa khác nhau , cụ thể là: “MA – MÁ – MẠ – MẢ – MÀ – MÔ tương ứng trong tiếng Anh là: “GHOST – MOTHER – YOUNG RICE – GRAVESTONE – BUT – HORSE” (ghê chưa, ghê chưa? ^^) Rồi khi dạy là phải sử dụng thêm body language cho nó sinh động: ví dụ nói từ “ma” là mặt phải đơ. Từ “mạ” là vừa nói vừa gật đầu 1 cái (ý là phải thêm dấu nặng, âm phải đi xuống). Từ “má” là đầu phải hất lên cao hoặc đi đưa ra chém gió lên ý là phải lên dấu sắc (phải nhắc thêm là phải giữ giọng ổn định, không được lên giọng quá vì nếu không sẽ hiểu lầm sang “máaa” đó nha. ….. kể ra cũng vui mà cũng muốn “hù” mấy anh/ chị là mặc dù tiếng Anh của các anh/ chị khó thật đấy nhưng so với tiếng Việt chúng tôi thì….anh/ chị còn phải học nhiều. ^^

VẬY “KẸT” TIẾNG ANH RỐT CUỘC DỊCH LÀ GÌ?

Lâu lâu Nomad được nhờ dịch những từ từ tiếng Việt sang tiếng Anh mà không có ngữ cảnh và không biết dịch sao? (to be honest). Ví dụ nếu được hỏi làm sao để dịch từ “kẹt” sang tiếng Việt là bó tay luôn. Vì “kẹt” sẽ mang nhiều nghĩa khác nhau (tuỳ trường hợp) ví dụ: như “kẹt xe” (traffic jam) – kẹt việc (get caught up) – kẹt vào vật gì đó (get stuck into something) hoặc bài hôm nay Nomad muốn chia sẻ đó là “kẹt” tiền (tight on money). Tiếng Việt đều là “kẹt” nhưng tiếng Anh là những cụm khác nhau.
————————–———

Ví dụ:
Could you lend me some money?
I’m afraid not. I’m a little tight on money.
Tèo có tiền không cho vay ít nào.
Chắc không quá, dạo này đang kẹt.

 

leave a comment

back to posts

Want new posts and tips sent straight to your email?

yep!